Giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối
Lão hóa do tuổi tác, vận động mạnh quá sức, sai kĩ thuật, tư thế, ảnh hưởng từ thuốc,... Đều là những nguyên nhâ phổ biến có thể gây thoái hóa khớp gối. Không chỉ gây đau nhức, thoái hóa khớp gối còn khiến người bệnh gặp nhiều khó kahwn, bất tiện trong cuộc sống...
Thoái hóa khớp gối gây ảnh hường đến sức khỏe cũng như cuộc sống, công việc của nhiều người bệnh. Giảm đau nhức ở khớp gối do thoái hóa bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Thoái hóa khớp gối do những nguyên nhân nào
Thoái hóa ở khớp gối là hiện tượng thường gây đau nhức, sưng tấy. Khiến người bệnh cảm thấy đau và khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, vận động.
Thoái hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Lão hóa do tuổi tác
Quá trình lão hóa của cơ thể khiến nhiều bộ phận trở nên suy yếu, trong đó có sụn khớp. Các lớp sụn hoạt động liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn đến bị bào mòn và thô ráp, mỏng, yếu hơn. Đồng thời chất dịch nhầy bôi trơn sụn và khớp xương cũng giảm bớt. Khiến mỗi khi vận động, các đầu xương va vào nhau gây đau nhức.
Xương khớp hoạt động quá sức
Cơ thể hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc với cường độ cao, quá sức. Khiến xương khớp quá tải mà không có thời gian hồi phục sẽ dẫn đến mệt mỏi, đau nhức. Đây là một trong những lý do khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng.
Vận động không đúng kĩ thuật, sai tư thế
Trong sinh hoạt, làm việc, tập luyện thể dục hàng ngày nếu không chú ý rất dễ hoạt động sai tư thế. Khiến các khớp xương có thể bị trật, lệch khỏi vị trí nhiều dẫn đến tổn thương. Lâu dần sẽ gây thoái hóa xương và sụn khớp.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng thuốc, hoặc các hóa chất, tia bức xạ,... trị bệnh, các thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể và xương khớp. Dẫn đến cấu trúc xương yếu và dễ bị tổn thương, thoái hóa hơn.
Áp ực từ cân nặng
Khi cơ thể béo phì hoặc thừa cân, sức nặng từ trọng lượng cơ thể dồn nén lên các sụn khớp khiến chúng phải chịu nhiều áp lực hơn.
Những ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối với người bệnh
Thoái hóa khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Những cơn đau nhức ban đầu không quá rõ ràng. Đau tức thời thường xảy ra và tự kết thúc nhanh chóng, không gây nhiều ảnh hưởng nên người bệnh thường bỏ qua.
Tuy nhiên, đau nhức liên tục mà không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến những cơn đau mãn tính, kéo dài và nghiêm trọng hơn. Đau nhức còn có thể di kèm với sưng tấy, nóng rát ở gối nếu khớp bị viêm.
Thoái hóa khớp gối thường gây đau về đêm hoặc khi nhiệt độ giảm đột ngột, gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt và cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn khiến người bệnh uể oải, mất ngủ, tinh thần sa sút. Có thể dẫn đến suy nhược nếu đau nghiêm trọng lâu ngày.
Đau khớp gối thường làm người bệnh ngại vận động, đi lại. Do vậy cơ thể và xương khớp kém dẻo dai và linh hoạt hơn. Nếu thường xuyên không vận động trong thời gian dài, cùng với việc đau, viêm liên tục. Hoàn toàn có khả năng dẫn đến teo cơ hoặc bại liệt. Làm giảm sút hoặc mất khả năng đi lại của dôi chân.
Giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối hiệu quả
Khi bị thoái hóa, những cơn đau nhức hành hạ người bệnh gây khó chịu và bất tiện. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta có thể làm giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả nhờ những phương pháp như:
Chườm nóng
Sử dụng nhiệt nóng là phương pháp giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả thường được áp dụng. Nhiệt lượng làm nóng tại chỗ sẽ giúp tan chỗ viêm, giảm sưng tấy, đau nhức. Đồng thời làm giãn nở mạch máu giúp tuần hoàn máu và vận chuyển chất dinh dưỡng tại cơ khớp tốt hơn.
Có thể dùng túi chườm nước nóng hoặc nhiệt lượng hồng ngoại để làm nóng, sưởi ấm, giảm đau cho khớp gối.
Châm cứu
Sử dụng các kim châm nhỏ tác động vào huyệt vị có liên quan sẽ giúp điều hòa và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kĩ thuật và am hiểu về các huyệt vị cũng như cơ thể con người để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Dùng thảo dược
Một số bài thuốc từ dân gian có tác dụng làm giảm đau nhức rất tốt, dễ thực hiện, cơ thể dễ hấp thu và chi phí cũng không đắt đỏ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số phương pháp đơn giản dễ thực hiện như ngân chân với nước ấm pha muối gừng. Dùng những loại thảo dược có tác dụng chưa khớp gối như đinh hương, long não,... Đắp lên khớp gối vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm đau và sưng.
Xoa bóp
Mát xa, xoa bóp là phương pháp vật lý trị liệu cho nhiều bệnh xương khớp. Giúp giảm đau và hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. hiệu quả.
Mỗi ngày chỉ cần dành 15-20 phút xoa bóp bằng tay. Hoặc sử dụng các thiết bị như ghế massage toàn thân, máy massage chân,... sẽ giúp giảm đau nhức. Đồng thời tăng cường tuần hoàn máu và dưỡng chất để nuôi dưỡng, hồi phục cơ khớp hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm có thể làm giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Và tuyệt đối tuân thủ theo đúng liều lượng.
Những phương pháp nếu trên đều có tác dụng giảm đau do thoái hóa khớp gối hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất, khi bị đau nhức bạn nên đi khám để được tư vấn và có sự điều trị kịp thời, chuẩn xác từ bác sĩ hoặc chuyên gia!