Đau nhức ở cột sống, thắt lưng là triệu chứng thường thấy ở rất nhiều người hiện nay. Vậy những điều gì nên làm và không nên làm khi bị đau cột sống thắt lưng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Nguyên nhân nào gây đau cột sống thắt lưng?
Đau cột sống ở thắt lưng là một trong những biểu hiện của hiện thượng thoái hóa cột sống. Trong đó, cột sống ở vùng thắt lưng luôn chịu nhiều áp lực, do đó nguy cơ thoái hóa, tổn thương và đau nhức là rất lớn.
Những cơn đau ở thắt lưng có thể xuất hiện theo từng đợt, hoặc kéo dài âm ỉ nhiều ngày tùy tình trạng người bệnh. Đau nhức nghiêm trọng và kéo dài lâu ngày gây ảnh hường không nhỏ tới cuộc sống người bệnh. Thậm chí có thể đau dữ dội tới mức không đi lại được.
Nguyên nhân của chứng đau cột sống thắt lưng có thể do:
- Thoái hóa xương khớp
Quá trình thoái hóa luôn xảy ra đối với mỗi người. Tuy nhiên tùy từng thể trạng mà sự thoái hóa xảy ra nhanh hay chậm, mức độ nặng hay nhẹ.
Thoái hóa khiến các xương và sụn khớp bị bào mòn theo thời gian. Khi cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi và dưỡng chất. Mật độ xương trở nên thưa hơn và dễ bị tổn thương, đau nhức.
Các sụn khớp và đĩa đệm hao mòn, đồng thời khả năng tiết dịch bôi trơn kém hơn cũng khiến chức năng đệm đỡ đầu xương giảm sút. Khiến mỗi lần vận động, xương khớp va vào nhau gây đau, nhức và mỏi.
- Chấn thương cột sống
Đau cột sống thắt lưng do những tổn thương ở vùng cột sống. Có thể bắt nguồn ngay từ những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Hoặc những chấn thương do vận động, tập luyện, làm việc.
Khi ngồi làm việc, đi đứng, nằm ngủ nếu không đúng tư thế. Sẽ tạo ra những áp lực đối với vùng cột sống, khiến chúng dần dần bị tổn thương và thoái hóa nhanh chóng. Nhất là những tư thế khom lưng, khiến các đốt xương bị cong,gân và dây chằng trong trạng thái bị kéo căng.
Ngoài ra, việc vận động không đúng tư thế khiến các khớp xương dễ bị chệch khỏi vị trí và gây đau nhức. Tai nạn, chấn thương,... khiến cột sống bị tổn thương.
- Triệu chứng của các bệnh lý
Đau thắt lưng cột sống còn là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp phổ biến. Như thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, ung thư hoặc nhiễm trùng cột sống...
Những bệnh về xương khớp thường có biểu hiện ban đầu là đau nhức. Nhất là ở các khớp tay chân, cột sống lưng, cột sống cổ. Nhiều trường hợp, người bệnh còn có những dấu hiệu như sốt, sưng tấy, người mệt mỏi, suy nhược, sút cân nhanh
Đau cột sống thắt lưng nên làm gì?
- Luyện tập thể dục thường xuyên
Duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh, các khớp xương dẻo dai. Từ đó hạn chế những cơn đau cột sống và đau nhức toàn thân.
Tập thể dục mỗi ngày còn giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa và thoái hóa xương khớp. Đồng thời, tập luyện đúng cách kết hợp với ăn uống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát và duy trì cân nặng cơ thể một cách hợp lý. Giúp giảm nguy cơ thừa cân dẫn đến tạo nhiều áp lực hơn cho cột sống.
- Ăn uống đủ chất
Ăn uống khoa học, điều độ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Nhất là cần bổ sung những khoáng chất cần thiết cho xương khớp. Như canxi, kali, phốt pho, magie,... Và các loại vitamin có trong rau củ quả,...
Đồng thời nên hạn chế sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá, các chất kích thích. Những thành phần có trong các loại chất kích thích khiến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể giảm sút. Và cũng làm suy yếu cơ bắp, xương khớp, gây đau cột sống thắt lưng.
Cần nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Vì nước không chỉ nuôi dưỡng sụn khớp, tăng cường tiết dịch tại khớp. Mà còn giúp quá trình lưu thông máu và dưỡng chất đi nuôi các xương khớp được thuận lợi hơn. Do vậy hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt, vận động hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn. Hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để cơ thể luôn tỉnh táo. Tránh việc cơ thể mệt mỏi uể oải sẽ có xu hướng ngồi, đi đứng hay làm việc không đúng tư thế.
Khi làm việc, cần chú ý ngồi đúng tư thế, nhất là giữ cho lưng thẳng để giảm bớt áp lực, sức đè nén lên cột sống.
Khi ngủ không nên gối đầu cao, nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm khiến cột sống bị bẻ cong trong thời gian dài.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể và cột sống được nghỉ ngơi.
- Thư giãn cho xương khớp
Song song với việc luyện tập thể dục, bạn cũng nên dành thời gian để massage, thư giãn cho xương khớp.
Bằng các phương pháp truyền thống như xoa bóp, ấn huyệt, xông hơi,... Hoặc hiện đại và tiện dụng hơn như ngồi ghế massage toàn thân, dùng nhiệt hồng ngoại,... Chỉ cần 15-20 phút mỗi ngày sẽ giúp làm giãn cơ và dây chằng, thả lỏng các khớp xương và làm bạn dễ chịu, giảm nhức mỏi.
Không nên làm gì khi đau cột sống thắt lưng?
Khi đau cột sống vùng thắt lưng, nên chú ý tránh một số điều sau để hạn chế những cơn đau nhức thêm nặng:
- Hạn chế những vận động hoặc chơi các môn thể thao mạnh quá sức.
- Tránh những vận động sai tư thế, kĩ thuật dễ dẫn đến chấn thương.
- Tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức.
- Tránh mang vác đồ nặng, nhất là ở tư thế khom lưng.
- Tránh đeo túi hay xách đồ nặng lệch về một bên vai.
- Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót, có gót mảnh cao trên 10cm.
- Không ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường hoặc nhiều muối gây sưng đau tại khớp.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, dùng chất kích thích,...
Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin có ích về việc nên và không nên làm gì khi bị đau cột sống thắt lưng. Hãy chú ý ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày để luôn có cơ thể khỏe mạnh nhất nhé!