Một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay là vôi hóa, gai cột sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa chứng bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến vôi hóa, gai cột sống
Vôi hóa hay gai cột sống xảy ra khi các dây chằng và đĩa đệm liên kết từng đốt sống bị thoái hóa. Khiến canxi lắng đọng, lâu dần hình thành các gai xương ở thân đốt sống.
Vôi hóa và gai đốt sống thường phổ biến ở người trung niên, cao tuổi do quá trình lão hóa. Từ độ tuổi 40 trở đi, mật độ xương bắt đầu giảm dần. Đồng thời khả năng hấp thụ canxi của cơ thể cũng giảm sút khiến cho xương yếu hơn. Canxi không được hấp thụ vào xương mà lắng đọng ở dây chằng và đĩa đệm hình thành vôi gai.
Tuy nhiên, không chỉ lão hóa, mà những thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến xương và khớp. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp trong đó có vôi gai cột sống.
Những người thường xuyên phải ngồi, đứng để làm việc trong thời gian dài. Nếu không ngồi hoặc đứng đúng tư thế sẽ khiến sống lưng chịu áp lựng lớn. Lâu ngày dễ dẫn đến tổn thương và xảy ra thoái hóa.
Làm việc nặng nhọc, vận động quá sức, không đúng kĩ thuật, tư thế, thừa cân do béo phì... Đều là những nguyên nhân khiến cơ, sụn khớp nhanh chóng bị lão hóa và dễ dẫn đến vôi gai hơn.
Vôi hóa, gai cột sống và những nguy cơ biến chứng
Khi bị vôi gai đốt sống, đau nhức là những triệu chứng xảy ra đầu tiên. Do lớp sụn và đĩa đệm bịt hoái hóa, hao mòn. Khi vận động các đầu xương va vào nhau gây cảm giác đau và nhức.
Ban đầu những cơn đau đến rồi đi nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không được chú ý và chữa trị, về lâu dài những chứng đau sẽ trở nên dữ dội hơn, nhất là ở lưng và cổ. Cơn đau có thể lan xuống cả bả vai và cánh tay, sống lưng, chân.
Khi các gai cột sống chèn ép tới tủy sống và rễ thần kinh, gây cảm giác đau buốt, tê bì các khớp. Có thể gây rối loạn hoặc mất cảm giác ở cổ gáy, lưng, các chi. Đặc biệt đau ở vùng lưng, hông làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đại tiểu tiện. Tình trạng bệnh lâu ngày và nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ hoặc bại liệt.
Phòng ngừa vôi gai cột sống hiệu quả
Vôi hóa và gai đốt sống là căn bệnh rất dễ gặp nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm. Do vậy cách tốt nhất là chúng ta nên chủ động phòng ngừa, giữ cho xương khớp khỏe mạnh ngay từ ban đầu.
Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết
Cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như vitamin B, D, E thông qua các loại rau, quả. Các khoáng chất như magie, canxi, phốt pho, kali,... qua thịt, cá, trứng, sữa,...
Đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể. Vì nước là thành phần chiếm 70% cấu tạo của sụn và cũng có tác dụng giúp bôi trơn sụn, cơ khớp. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp xương khớp và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Han chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phề,... Vì những chất này làm cơ bắp yếu đi. Đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi, dưỡng chất của cơ thể và xương khớp.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Vận động, tập thể dục là yếu tố quan trọng giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Không những thế, tập luyện còn cho bạn tinh thần thư giãn hơn.
Tập các môn như thể hình, bơi lội, đạp xe,... ít nhất 2-3 ngày mỗi tuần sẽ giúp mật độ xương tăng lên. Giảm tình trạng loãng xương, viêm khớp và đau nhức đáng kể. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần đi bộ, chạy bộ,... hoặc tập luyện các bài thể dục tại nhà ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng giúp ích cho xương khớp và cơ thể của bạn rất tốt.
Tuy nhiên cần chú ý tập luyện vừa sức, phù hợp với thể trạng. Và khởi động kĩ, tập luyện đúng cách, đúng kĩ thuật để đạt hiệu quả và tránh nguy cơ chấn thương.
Vận động, sinh hoạt đúng tư thế
Trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày cần lưu ý đúng tư thế để tránh ảnh hưởng đến xương khớp. Giữ thẳng lưng, cổ khi đi đứng nằm ngồi. Hạn chế cúi người, khom lưng. Hạn chế mang vác đồ vật nặng.
Khi phải ngồi làm việc trong thời gian dài, nên dành vài phút đứng lên đi lại sau mỗi giờ làm việc để xương khớp được thư giãn.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng cơ thể vừa phải sẽ giúp các khớp xương không bị quá tải. Ngoài ra, nếu tăng cân đột ngột sẽ khiến cột sống, sụn khớp chưa kịp thích nghi, dễ dẫn đến đau nhức.
Do vậy, hãy duy trì cho mình một thể trạng và mức cân nặng hợp lý, không quá gầy cũng không quá béo. Nếu muốn tăng cân, nên có kế hoạch và lộ trình hợp lý, tránh tăng cân quá nhanh và đột ngột.
Dành thời gian chăm sóc, thư giãn cho xương và cơ khớp
Đù đã duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt đúng cách. Thì xương khớp vẫn phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong cả một ngày dài. Từ đó vẫn gây nhức mỏi, lâu ngày dẫn đến thoái hóa.
Do đó, mỗi ngày hãy dành thời gian chăm sóc cho cơ thể cũng như xương khớp. Giúp các cơ, khớp xương, cột sống được thư giãn, có thời gian hồi phục và làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa xương.
Một số phương pháp đơn giản giúp thư giãn, chăm sóc cho xương khớp như mát xa xoa bóp, ngâm nước nóng, chườm nóng, dùng nhiệt hồng ngoại hoặc sử dụng ghế massage.
Vôi hóa, gai cột sống tuy là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Do vậy, tìm hiểu và biết cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như các bệnh xương khớp sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và cuộc sống vui khỏe hơn!